Thứ Ba, 24 tháng 2, 2009

"NGƯỜI MÈO" GOGEN YAMAGUCHI, BẬC KỲ NHÂN CỦA VÕ THUẬT




Gogen Yamaguchi sinh năm 1907 tại Kyusyu thuộc hạt Miyataki Ken, thuộc dòng dõi samurai chính tông. Từ nhỏ, ông đã làm quen và luyên tập nhiều môn võ, đặc biệt là Nhu đạo. Năm 20 tuổi, ông theo gia đình về sống ở Kyoto và tại đây, ông bắt đầu làm quen với môn võ Karate Goju của võ sư Chojun Miyagi, người gốc Okinawa. Ông đã đạt tới trình độ đệ ngũ đẳng Nhu đạo. Về văn hoá, ông theo hoc ngành luật và ngành y. Ông đã đậu tiến sĩ y khoa ngành cốt học, và thạc sĩ triết học Đông Phương. Ông còn say mê đạo học và là một tu sĩ Thần Đạo nổi tiếng. Ông luôn truyền bá phép quán tưởng, để tóc dài và ăn chay trường. Dáng người thấp lùn, nặng 70 ký nhưng chỉ cao có 1,53 mét, ông không ngừng gây kinh ngạc cho những kẻ diện kiến- nhất là người phương Tây- về năng lực phi thường và võ công ngoại hạng của mình. Sinh hoạt đời thường của ông đã đủ biểu thị sức chịu đựng vô biên của một cơ thể sắt thép: luôn thực hiện đầy đủ bổn phận của một tu sĩ Thần học trong sứ mạng truyền bá phép quán tưởng, đồng thời ông tiếp tục lãnh đạo rất thành công một “đế quốc” võ thuật có quy mô toàn cầu là tổ chức Karate. Hàng ngày ông theo dõi, đôn dốc hơn 12 ngàn võ đường và hội quán Karate Goju cả về mặt chuyên môn lẫn kinh tài. Ở địa vị tối cao trong “đế quốc” võ thuật của riêng mình, ông vẫn sát cánh bên các môn sinh trong các buổi tập quan trọng. Tốc độ ra đòn của ông nhanh khó thể tưởng tượng: ông có thể thi triển thế đá bay với 3 hay 4 cú một lần vào bụng, ngực và đầu đối thủ. Tập luyện ngoài trời giữa mùa đông giá, ông vẫn chỉ mặc một bộ võ phục mỏng, đi chân đất, hướng dẫn các môn sinh leo lên các triền núi. CUỘC TAO NGỘ VỚI MÔN PHÁI KARATE GOJU Yamaguchi nghe nói đến môn phái Karate Goju và người lãnh đạo nó, võ sư Chojun Miyagi lần đầu tiên khi ông đang theo học tai học đường Ritsumeikan. Hồi đó, Miyagi đang ở tại thành phố Naha, trên đảo Okinawa có khuynh hướng đi theo một con đường biệt lập, và hầu hết các chi lưu chính đều tập trung ở thành phố Shiru, sở trường của họ là các đòn cương. Võ sư Miyagi chủ trương đòn nhu cũng quan trọng như đòn cương. Do đó, chi phái Karate của ông ở Naha được mệnh danh là Karate Goju, tức là môn Không thủ đạo cương nhu (go: cương, ju: nhu). Nhận lời mời của Yamaguchi, võ sư Miyagi rời Okinawa sang Nhật. Nhờ gặp trực tiếp võ sư Miyagi, Yamaguchi hiểu rõ được tôn chí của môn phái Karate Goju. Phái này đặt nền tảng trên quan niệm triết học Đông phương, theo đó, mọi sự nếu cứng quá, hoặc mềm quá đều không tốt. Quan trọng là hai yếu tố cứng, mềm phải bổ sung cho nhau. Việc tổng hợp hai yếu tố cương,nhu trong võ thuật đã mang lại cho môn phái Karate Goju những đòn đánh uyển chuyển, nhịp nhàng và bay bướm. Nhưng nếu ai đó e rằng hoa mỹ quá sẽ không kiến hiệu thì người đó chỉ cần nhìn hai môn sinh Karate Goju tự đo đối luyện sẽ “tỉnh ra” ngay. Người ấy sẽ thấy Karate Goju có những đòn nhanh như chớp. Cuộc đấu giaữ họ ít có thời gian chết, ít có những cảnh đứng yên chờ đối thủ sơ hở. Họ đều chủ động tấn công, tung ra những đòn “cương mãnh” mà thanh thoát. Võ sư Miyagi không chỉ “thuyết” suông mà đích thân ông còn biểu diễn các bài quyền vừa phức tạp, vừa lạ lùng. Buổi sơ kiến đã chinh phục hoàn toàn Yamaguchi, và cuộc đời ông đã qua một ngã rẽ quyết định. Yamaguchi dốc toàn tâm lực tập luyện môn Karate Goju. Ngày võ sư Miyagi rời Nhật Bản về Okinawa, ông hoàn toàn hãnh diện về người môn đệ của mình. Ông thăng đẳng cấp cao nhất của môn phái cho Yamaguchi, và uỷ thác cho người môn đệ sứ mang cao cả là lãnh đạo chi phái võ thuật này tại nước Nhật. Chia tay thầy xong, Yamaguchi bắt tay ngay vào việc truyền bá môn võ Karate Goju trên toàn nước Nhật. Trước tiên, ông lập hội Karate Goju ở trường đại học Ritsumeikan, rồi mở võ đường Karate đầu tiên tại miền Tây nước Nhật vào năm 1930. Sức làm việc không mệt mỏi của ông đã giúp môn phái thu hút được nhiều môn sinh và bắt đầu lan tràn khắp xứ. Ông nhận thấy môn Karate gốc Okinawa nói chung và môn Karate Goju của võ sư Miyagi nói riêng, với nguồn gốc võ cổ truyền Trung Quốc, vẫn còn bị gò bó quá nhiều và tĩnh quá. Ông thực thi việc mở rộng các động tác để võ sinh có thể ra đòn nhanh và tự do, thoải mái hơn. Những bước cải thiện này đã đưa môn Karate Goju tiến được một bước dài chỉ qua một thời gian vài năm. Cuộc Đệ nhị Thế chiến bùng nổ đã cắt ngang tất cả. Như mọi công dân khác, Yamaguchi tuân lệnh chính phủ lên đường sang công tác tại Mãn Châu vào năm 1939. Chính trong thời kỳ chiến tranh này, ông đã tạo nên một kỳ tích võ thuật giúp đưa tên tuổi ông vào cõi bất tử: tay không giết cọp dữ. CUỘC TỬ CHIẾN TRONG NHÀ TÙ. Lúc đó nhằm giai đoạn bùng nổ cuộc Đệ nhị Thế chiến. Tại một nhà tù ở Mãn Châu, có một tù nhân ngoài 30 tuổi, thân hình thấp lùn. Ông ta không ngồi bất động, buồn thảm như các tù nhân khác, cũng không thích giao thiệp với ai. Ông chuyên chú duy nhất vào việc tập luyện Karate mỗi ngày. Tập xong, ông ngồi thiền, gần như đắm mình trong trạng thái xuất thần. Bọn cai tù bắt đầu chú ý đến ông. Dù ông rất gương mẫu trong việc chấp hành nội quy, bọn cai ngục vẫn cảm thấy “kỵ” ông. Họ nhắc nhở nhau coi chừng ông, thậm chí có kẻ còn gọi ông là “tên phù thuỷ”. Sau đó ít lâu, bọn chức sắt trại giam đã khám phá ra nguồn gốc của ông. Chúng biết ông là người của sở cảnh sát Tokyo phái qua Mãn Châu thi hành một công tác đặc biệt. Tại sở cảnh sát Tokyo, ông giữ một chức vụ hết sức kỳ lạ là “phát hiện lời nói dối”. Họ còn biết thêm ông là một võ sư Karate. Công việc ở Sở cảnh sát của ông là dự nghe những cuộc hỏi cung các kẻ bị tình nghi. Trong lúc các người này trả lời, ông quan sát mọi biểu hiện của họ qua lời nói, giọng nói, cử chỉ, nét mặt, sau đó cân nhắc để nhận định kẻ đó thành thật hay gian dối. Trong nhiều năm công tác, ông chưa bao giờ phạm sai lầm, nên ý kiến của ông rất được coi trọng. Vào lúc Đệ nhị thế chiến bùng nổ, chính phủ cử ông sang Mãn Châu để thi hành một sứ mang đặc biệt, nhưng vừa đặt chân xuống đất Mãn là ông bị bắt ngay. Biết rõ lý lịch của ông rồi, đám cai ngục thôi gọi ông là “tên phù thuỷ” mà gọi bằng tên thật: Gogen Yamaguchi. Biết rõ thân thế của ông, bọn cai ngục vẫn sợ ông và càng thêm thù ghét. Tâm lý chung của người Mãn Châu lúc đó là thích nhục mạ người Nhật. Biết Yamaguchi là võ sư Karate, các cai ngục người Mãn tìm cách thử thách ông để có dịp miệt thị môn võ đó. Chúng biệt giam ông trong xàlim kín mít, giảm tối đa khẩu phần ăn. Thêm vào đó, chúng thay phiên nhau tra tấn, đánh dập ông. Chúng quyết tâm đốn ngã ông để có thể tuyên bố rằng môn Karate thực ra chỉ là thứ rác rưởi như chính Nhật Bản là thứ người rác rưởi vậy. Kết quả hoàn toàn ngược lại. Bị ngược đãi đến mức thô bạo nhất, Yamaguchi vẫn sinh hoạt bình thường. Mọi thử thách hầu như không có tác dụng gì đến ông. Túng thế không biết làm sao, bọn cai ngục nghĩ ra một thử thách khác và cũng là thử thách cuối cùng cho Yamaguchi trong cuộc đời tù ngục. Các cai tù chọn một con cọp hung dữ nhất trong số cọp họ nuôi, nhốt nó vào chuồng và bỏ đói 3 ngày liền. Ngày thứ 4, chúng lột truồng Yamaguchi và ném ông vào chuồng cọp. Chúng vững tin con người tầm vóc cao có 1,53 mét bị bỏ đói lâu ngày đó sẽ là miếng mồi ngon cho loài ác thú. Chúng chờ đợi phút chứng kiến vẻ kinh hoàng tột độ của ông khi giáp mặt ác thú, để có dịp bôi bác về thói hèn nhát của một cao thủ Karate Nhật Bản. Kế hoạch này đã được tiến hành đúng theo từng chi tiết. Tất cả những tù nhân được tận mắt chứng kiến cuộc thử thách có một không hai này đều thuật lại câu chuyên mà chưa hết kinh hoàng. Nhưng điều duy nhất họ đồng ý với nhau là vị chưởng môn Karate Goju này khi bị lột truồng ném vào chuồng cọp vẫn không hề tỏ một thái độ khiếp sợ nào. Trái lại, ngay từ giây đầu tiên, ông hệt như một kẻ bị quỷ ám. Hét lên một tiếng kinh hồn, ông lao ngay vào tấn công con cọp. Mọi người chưa kịp nhìn rõ ông bị ném vào chuồng cọp thế nào thì chân ông đã tung một ngọn cước vào mũi con thú. Con vật lạng quạng vì trúng đòn, chưa kịp phản ứng thì đã lãnh thêm một đòn cùi chỏ trí mạng vào mang tai, khuỵu hẳn xuống. Không cho ác thú kịp gượng dậy,Yamaguchi phóng thẳng lên lưng nó và tung một đòn siết cổ. Các bắp thịt trên toàn thân ông co siết lại trong khi ông hét lên một tiếng vang rền. Tiếng thét và đòn siết cổ đã kết liễu tính mạng con ác thú. Trân đấu diễn ra trong sự kinh hoàng tột độ của đám tù nhân và đám cai ngục. Những kẻ chứng kiến từ đầu đến lúc đó có cảm giác họ vừa trãi qua một cõi vĩnh hằng, trong thực tế, mọi việc diễn ra đúng 20 giây đồng hồ, tức là chưa tới "30 giây", như kiểu chúng ta thường nói! Hết thảy mọi người đều thở ra nhẹ nhõm như chính bản thân họ vừa tai qua nạn khỏi khi Yamaguchi buông tay đứng dậy, lặng nhìn con thú nằm bất động dưới chân ông. Không ai có thể đoán nổi ý nghĩ của Yamaguchi lúc đó, nhưng ngoài mặt ông vẫn không có gì khác hơn ngày thường: thư thái từ đầu đến chân với vẻ mặt trầm tư cố hữu. Thử thách này đã thay đổi hoàn toàn thái độ của mọi người, kể cả những tên cai ngục căm ghét Yamaguchi nhất. "NGƯỜI MÈO" DANH BẤT HƯ TRUYỀN. Năm 1947, Yamaguchi được phóng thích khỏi nhà tù Mãn Châu và lên đường về nước. Thời gian tù đày 8 năm là dịp cho ông thu thập được nhiều nét tinh hoa của võ học cổ truyền Trung Hoa. Trở về tổ quốc trong một nước Nhật bại trận, Yamaguchi đau đớn chứng kiến cảnh võ thuật bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng đặt ra ngoài vòng pháp luật. May thay, lệnh trên lại không “đụng” đến môn võ Karate, vì người kí lệnh nhầm tưởng Karate là một vũ điệu thuần tuý Đông phương! Sự hiểu lầm này đã đem lại cho Yamaguchi một vận may hiếm có, nhưng đồng thời cũng bắt ông phải bắt tay ngay vào việc. Ông lập tức khai thác dịp may và lao ngay vào công tác bị bỏ dở vì chiến tranh, để tiếp tục sứ mạng mà sư phụ Miyagi đã uỷ thác. Theo nhận định của ông, những truyền thống của dân tộc bao giờ cũng có sức mạnh lớn lao. Từ suy nghĩ này, ông quyết định đặt công tác phát triễn võ thuật trong khuôn khổ của nổ lực phục hồi các phong thái cổ truyền, đã tạo nên hình ảnh hào hùng của người Nhật. Ông thể hiện nghiêm khắc các nếp sống dân tộc trong mọi tương quan, đồng thời để tóc dài theo cung cách tu sĩ Thần đạo và giới samurai. Bề ngoài có vẻ cổ quái của ông cộng với lòng nhiệt thành đã lôi cuốn mọi người quanh ông trở về với niềm tự hào dân tộc. Phong trào đua đòi cách sống phương Tây mất dần sức quyến rũ, và chẳng bao lâu, chính những người ngoại quốc sống ở Nhật lại bị nếp sống Nhật chinh phục. Nhiều binh sĩ ngoại quốc trong quân đội chiếm đóng tìm đến võ đường Goju Kai ở Tokyo xin theo học và sau đó, họ đã trở thành các sứ giả truyền bá môn Karate Goju đi khắp thế giới. Tại Nhật, người ta thường nghe nhắc đến một biệt danh của ông là “Người Mèo” Không thủ đạo. Không ai biết rõ xuất xứ của biệt danh này mà chỉ phỏng đoán là do các quân nhân Mỹ chiếm đóng tại Nhật đặt cho ông. Những toán lính Mỹ đã nhiều lần kinh hoàng khi ông đột ngột xuất hiện ngay sau lưng họ mà họ không hề hay biết, vì ông đi đứng nhẹ nhàng như một con mèo. Cũng có kẻ lập luận rằng biệt danh ”Người Mèo”(Cat Man) rất thích hợp để diễn tả những động tác mềm dẻo, uyển chuyển của môn phái Karate Goju mà Yamaguchi là trưởng môn. Dù xuất phát từ nguồn gốc nào đi nữa, thì cái biệt danh đó xem ra đã chọn đúng đối tượng. Người Mèo Yamaguchi không phải chỉ được biết đến qua hình ảnh mái tóc dài buông xoã và đôi mắt đen rực sáng, ông còn là hiện thân của một sức mạnh truyền kỳ, của nghị lực và lòng đam mê. Và chính từ hai điều này, nên chỉ với khối óc và hai bàn tay trắng, ông đã tạo nên một đế quốc võ thuật hùng mạnh giữa thế kỷ này trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu, giúp đưa ông tới thành công chính là sự kính mến của các môn sinh đối với người bạn đời của ông: bà Yamaguchi. Trong mọi nghịch cảnh, bà luôn trầm lặng, bình tĩnh, không hề than oán. Bà luôn khuyến khích các môn sinh của chồng khi họ có dấu hiêu nản chí. Hầu như tất cả các môn sinh vì quý trọng bà đã tìm cách giữ vững sự sống của môn phái. Đức hạnh và lòng thanh cao của bà đã khiến họ mến mộ bà có phần trội hơn đối với thầy của họ nữa. Thật đúng như một bậc danh nhân đã nói:”Đằng sau sự thành đạt của một vĩ nhân luôn có bóng dáng của một người phụ nữ”.

Vs. Mas. Oyama Người mạnh nhất thế kỷ 20 (Kyokushinkai)

Võ sư Oyama Masutatsu (Đại Sơn Bội Đạt) sinh ngày 27-7-1923 và mất ngày 26-4-1994. Ông nhập môn Karate- ShorinRyu vào năm 1938, học với Funakoshi Yoshitaka (người con trai thứ ba của võ sư Funakoshi Gichin) và được nhị đẳng chỉ sau hai năm tập luyện. Sau đó, Oyama tập Karate Goju – ryu từ võ sư So Neichu người Triều Tiên (So Neichu từng là vô địch Quyền Anh của 6 trường Đại học vùng Kansai, Nhật Bản) và nhận tứ đẳng. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc. Ước mộng trở thành sĩ quan lục quân của Oyama tan vỡ, ông sống những ngày tháng giang hồ và thường xuyên gây gổ với lính Mỹ đồn trú trên đất Nhật. Nhưng có một quyển sách Oyama đọc được khi còn là học sinh, truyện kể về kiếm sĩ nổi tiếng của Nhật Bản là “Miyamoto Musashi” đã chuyển hướng Oyama đi theo con đường khác, con đường của sự hoàn thiện. Oyama quyết định sống trọn đời với Karate. Hình ảnh Năm 1946, Oyama vào núi Minobu tại Yamanashi tu luyện Karate. Năm 1947, Oyama đoạt chức vô địch Karate toàn Nhật Bản do Enshin-Kai tổ chức tại Hội đường Maruyamam Kyoto. Năm 1948, Oyama lại ẩn cư và tu luyện Karte lần thứ 2 tại núi Kiyosumi huyện Chiba. Năm 1950, Oyama hạ sơn và tử chiến với bò mộng tại thành phố Tateyama huyện Chiba. Bắt đầu từ đây, Mas Oyama trở nên nổi tiếng. Ông biễu diễn Karate tại nhiều nơi trên thế giới, hạ được 47 con bò mộng bằng tay không (4 con chết tại chỗ). Nhận lời thách đấu 7 trận và toàn thắng tại Mỹ năm 1952. Được công chúng Mỹ đặt danh hiệu “God Hand” (Thần Thủ) vào năm 1955, khi ông biểu diễn đòn Shuto chặt bay cổ chai rượu Whisky. Tháng 1-1964, các võ sư Muay Thai thách đấu với Karate Nhật Bản, giới Karate Nhật Bản từ chối vì cho là “tà đạo” nhưng Oyama nhận lời cùng với ba môn đệ là Kurozaki, Nakamura, Ozawa sang Bangkok giao đấu với Muay Thai. Thắng 2 trong 3 trận, giữ uy tín cho Karate Nhật Bản. Và còn rất nhiều chiến tích về ông, con người của huyền thoại… Ở một khía cạnh khác, Mas Oyama là một võ sư Karate có khả năng sáng tác rất mạnh mẽ. Kể từ sau tác phẩm “What is Karate?” xuất bản tại Nhật tháng 1-1958, và tạo nên kỷ lục sách bán chạy nhất (Best Seller) tại hải ngoại, võ sư Mas Oyama còn viết 13 quyển sách về kỹ thuật. Sách tự truyện ghi lại cuộc đời tu luyện Karate của ông gồm 8 quyển. Luận văn võ đạo gồm 20 quyển v.v…Ông còn là giám đốc của nhà xuất bản Power Karate và giám đốc phát hành của tạp chí “Power Karate” xuất bản hang tháng tại Nhật. Cho đến cuối đời, Mas Oyama vẫn còn một công trình dang dở là tác phẩm “Karate Bách khoa từ điển” (bắt đầu viết vào năm 1980. Năm 1997 tác phẩm này đã được các môn đệ của ông biên tập và cho xuất bản với nhan đề “Karate toàn khoa – The Un-finished Encyclopedia of Karate”, tập 1 (phần lý luận) giá khoảng 1.200.000 đồng VN). Hình ảnh Trong những tự truyện của Mas Oyama thì “Sekai Kenka Ryoko” (Du hành vào thế giới chiến đấu) là tác phẩm đầu tiên. Sách do Nhà xuất bản KK Best Sleller ấn hành lần đầu năm 1968 tại Tokyo. Trải qua 10 chương, tác phẩm này là cuộc du hành của võ sư Mas Oyama đến 32 quốc gia để tìm hiểu và giao đấu với các môn võ thuật. Tuy nhiên, có hai giai đoạn quan trọng trong cuộc đời võ sư Mas Oyama được thuật lại tại chương 7: Thời gian tu luyện trên núi và sự kiện gặp gỡ một võ sư Hồng Kông. Đến đây tôi xin trích dịch toàn bộ chương 7 trong tác phẩm “Sekai Kenka Ryoto” giới thiệu đến bạn đọc STVT (Sổ tay võ thuật) (dựa theo bản in lần thứ 16, ấn hành năm 1975 của cùng nhà xuất bản; những tiểu mục cũng dựa theo bản gốc Nhật ngữ). Bài dịch này như để kỷ niệm 4 năm ngày qua đời của “Thần thủ”, và ngày này đối với dịch giả là một niềm nuối tiếc mãi mãi. Vào 4 năm trước, khi anh bạn Yamaguchi Toshio từ Nhật Bản bắn tin sang: “Mas Oyama đã mất!”. Tôi bang hoàng, tôi cảm thấy mình muộn màng quá. Tôi sẽ không còn cơ hội để thực hiện dự định: được gặp huyền thoại Mas Oyama, dù chỉ một lần trong đời. DU HÀNH VÀO THẾ GIỚI CHIẾN ĐẤU Một quyền pháp gia ở Hồng Kông Tu luyện trong núi Tôi chính thức nhập môn Karate khi 17 tuổi, nhưng từ năm 14 tuổi tôi đã làm quen với Kempo. Vì vậy, tôi đã bước đi trên con đường Võ đạo được gần 30 năm và không kể thời thơ ấu, cho đến bây giờ tôi có hai lần thực cảm rõ ràng là mình trở nên mạnh mẽ. Thực cảm đầu tiên, trải qua từ năm 1948 đến 1950, trong khoảng thời gian tu luyện tại núi Kiyosumi - huyện Chiba; vào lúc tôi thành công việc dùng Karate đánh vỡ sỏi đá. Hình ảnh Núi Kiyosumi, từ ga tàu lửa Abokominato đi khoảng 10 cây số, là nơi có thực vật rất phong phú. Trong núi sâu có chùa Kiyosumi nổi tiếng, nơi tu nghiệp của thầy Nhật Liên Thượng Nhân. Chánh điện của chùa được xây dựng vào cuối thời Edo (thời đại Giang Hộ Mạc Phủ: 1603 – 1867, ND). Trước chánh điện này có một cây sam to lớn cao chừng 50 thước tồn tại như một kỷ vật của thiên nhiên. Quyết định lên núi của tôi xảy ra trong cảnh đổ nát của Tokyo sau chiến tranh. Tôi từng đánh gục lính Mỹ khi hắn cưỡng hiếp phụ nữ Nhật Bản, hoặc nện những tên vô lại một trận nên thân trên đường phố trung tâm. Tôi lo sợ rằng tinh thần và kỹ pháp trong lúc tập luyện Karate của tôi sẽ hoang tàn như quang cảnh những đường phố, và đó là lý do xác thực nhất buộc tôi phải lên núi tu luyện. Hầu hết bạn bè đều phản đối việc này. Họ nói rằng trong thời đại của bom nguyên tử, một nắm tay sắt thép không thể thắng nổi súng đạn, cho nên sự tôi luyện Karate không cần thiết phải làm như vậy. Họ khuyên tôi hãy ở lại để làm ăn buôn bán thì tốt hơn. Tôi nói với họ, tôi chỉ là một trong số 80 triệu người của Nhật Bản, tôi sẽ trở thành một thằng ngu cũng không sao. Cố đè nén những lời phản đối xung quanh, tôi lên núi. Tôi tôn kính võ sư tiền bối Miyamoto Musashi. Đặc biệt, tôi thích bút pháp của tiên sinh Yoshikawa Eiji đã miêu tả lại cuộc đời Miyamoto. Tu luyện trên núi, hành lý quan trọng nhất đối với tôi là bộ sách (8 quyển) “Miyamoto Musashi” của tiên sinh Yoshikawa Eiji. Ngoài ra còn có kiếm, thương, súng săn. Tôi cũng vác theo bộ tạ, nồi niêu, mỗi thứ với hạn độ ít nhất rồi đặt tất cả vào căn lều nhỏ ở gần đỉnh núi. Sinh hoạt trên núi của tôi diễn ra hàng ngày từ 4 giờ sáng. Sau khi tinh thần tỉnh táo với dòng suối nhỏ gần đó, tôi chạy lúp xúp trở về lều. Tập tạ để luyện thể lực, sau đó ăn uống, đọc sách. Bữa ăn thường nhật của tôi chỉ có cơm và tương. Tập luyện Karate chính thức vào buổi chiều. Tôi quấn rơm trên thân cây và luyện tất cả các kỹ thuật: đấm, chặt, xỉa, đá… Khoảng một năm rưỡi sau, những cây cối quanh căn lều đều trở nên trơ trọi. Một năm ruỡi, dù mưa rơi gió thổi, dù mùa hạ hoặc mùa đông, tôi vẫn không nghỉ lấy một ngày. Vào ban đêm, tôi vẽ một vòng tròn trên giấy, gián lên vách lều, tôi nhìn vào đó để thống nhất thân tâm. Cảm giác đơn độc trong đêm khuya trên núi, không một bóng người đối thoại quá sức tưởng tượng của tôi. Đôi lần tôi giật mình khi nghe tiếng kêu của chim thú. Mong gần gũi với chim thú, vào ban ngày tôi dải thức ăn quanh căn lều. Những chim thú hoang dã không quen loài người lắm nhưng trong mấy tháng, chim thú ở Kiyosumi tập trung vào căn lều của tôi. Thân thiện với hoang thú không phải tôi đã giải phóng hoàn toàn cảm giác cô độc, hình ảnh phụ nữ hiện đầy trong tâm trí, tôi đã nhiều lần nghĩ đến việc hạ sơn. Tôi nghĩ ra biện pháp ngăn chặn việc xuống núi của mình bằng cách cạo rụng một bên lông mày và để cho râu tóc mọc tự do. Khi soi trên mặt nước tôi kinh ngạc với gương mặt của mình. Tôi đã thành con người kỳ dị. Như vậy, nếu tôi muốn hạ sơn cũng không thể nào thực hiện được...

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2009

Lasan Taber - Trường THSP 1993

Vài picture Taber Yamadakai Dojo Yoko Kekomi Kenny Công Phá Tobi Yoko

20 Điều Huấn Thị củaTổ Sư G.FUNAKOSHI

Gichin Funakoshi (船越 義珍 Funakoshi Gichin) Hai mươi điều về Karate của võ sư Funakoshi 1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ. karate wa rei ni hajimari rei ni owaru koto o wasuru na. 2. Karate không nên ra đòn trước. karate ni sen te nashi. 3. Karate phải giữ nghĩa. karate wa gi no tasuke. 4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người. mazu jiko o shire shikoshite hoka o shire. 5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật. gijutsu yori shinjutsu. 6. Cần để tâm thoải mái. kokoro wa hanatan koto o yosu. 7. Khinh suất tất gặp rắc rối. wazawai wa ketai ni shozu. 8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về karate. dojo no mi no karate to omou na. 9. Rèn luyện karate cả đời không nghỉ. karate no shugyo wa issho dearu. 10. Biến mọi thứ thành karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó. arayuru mono o karate kasase soko ni myomi ari. 11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh. karate wa yu no gotoku taezu netsu o ataezareba moto no mizu ni kaeru. 12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại. katsu kangae wa motsu na, makenu kangae wa hitsuyo. 13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương. teki ni yotte tenka seyo. 14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát. ikusa wa kyojitsu no soju ikan ni ari. 15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm. hito no teashi o ken to omoe. 16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ. danshimon o izureba hyakuman no teki ari. 17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên. kamae wa s oshinsha ni, ato wa shizentai 18. Phải tập kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi. kata wa tadashiku, jissen wa betsu mono. 19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế. chikara no kyojaku, karada no shinshuku, waza no kankyu o wasuru na. 20. Luôn chín chắn khi dụng võ. tsune ni shinen kofu seyo.

Hình Ảnh Karatedo Yamadakai VN

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2009

Những Hình Ảnh Karatedo_Yamadakai Dojo

KARATEDO_VIETNAM




MAE TOBI GERI VS HỒ HOÀNG KHÁNH   photo 1972



YOKO TOBI-GERI


Tư Liệu Tham Khảo

MỘT THỜI KARATEDO YOSEIKAN HỒ CẨM NGẠC. Võ sư Hồ Cẩm Ngạc sinh 1923 tại Sài Gòn, mất ngày 01/03/1965 tại Sài Gòn. Ông là người Việt Nam đầu tiên tốt nhiệp Judo tại võ viện Kodokan, tốt nghiệp Karatedo tại võ viện Yoseikan, Nhật Bản. Đầu năm 1948, sau 7 năm du học tại Nhật (từ 1941 đến 1947) ông về nước. Năm 13 tuổi, ông bắt đầu học võ Thiếu Lâm với vị thầy Trung Hoa (là bạn của thân phụ). Năm 18 tuổi, du học Nhật Bản và bắt đầu học Karatedo với võ sư Zenkoshan thuộc võ phái Shotokan. Năm 20 tuổi đồng thời theo học Judo tại trường Kodokan. Sau đó ông theo học Kendo và Aikido tại võ viện Yoseikan. Ông là người Việt đầu tiên học và thi tốt nghiệp các bộ môn võ Nhật Judo, Karate-do, Kendo và Aikido tại Nhật Bản. Đầu năm 1950, ông mở phòng dạy Judo tại sân Phan Đình Phùng - Sài Gòn. Trong những năm dạy võ Nhật (Judo, Karatedo, Kendo và Vật), VS Hồ Cẩm Ngạc đã đào tạo ra hàng ngàn võ sinh và một số lớn đai đen huấn luyện viên trên toàn quốc. Một trong những môn sinh Karatedo của ông ở thời đó là Nguyễn Lâm, hiện nay (2006) là chưởng môn của võ phái Kieando (Kiến An Kung fu), võ sư Nguyễn Lâm đã theo học Karatedo với thầy Hồ Cẩm Ngạc tại Sài Gòn từ những năm 50; một võ sư khác từ Karatedo Hồ Cẩm Ngạc là Hồ Hoàng Khánh, con trai ông - người đã đóng góp nhiều tài liệu karatedo cho nước nhà. Thầy Suzuku Choji bắt đầu dạy môn Karatedo tại Huế từ 1959 (mặc dù đến tháng 11/1964, Nha Thanh niên thuộc chính quyền Sài Gòn mới cấp giấy phép cho thầy chính thức mở Võ đường Linh Trường Không thủ đạo tại chân cầu Đông Ba) nhưng thầy Hồ Cẩm Ngạc sau khi tốt nghiệp Karatedo tại võ viện Yoseikan (*), đã về SàiGòn từ 1948 tức là sớm hơn 11 năm so với thời điểm thầy Suzuki Choji bắt đầu truyền dạy Karatedo tại Huế (1959). Trong hơn 10 năm, võ sư Hồ Cẩm Ngạc đã truyền dạy môn Karatedo cho bao nhiêu người Việt trước khi thầy Suzuki Choiji dạy Karatedo cho học trò người Việt đầu tiên của mình ?. Có thể coi võ phái Karate Takeno uchi ngày xưa thầy Suzuki đã luyện là khác với Karate Yoseikan mà thầy Hồ Cẩm Ngạc đã tập nhưng sự khác đó chỉ là “đại đồng tiểu dị” trong văn hoá và võ học karatedo (nhất là khi đi thi huyền đai Karate quốc gia, quốc tế, kể cả người nứớc ngoài đến thi tại Nhật, thì “cái khác nhau” càng ít dần). Tóm lại, nói thầy Suzuki Choji là người đầu tiên sáng lập truyền dạy môn Suzucho Karate Do là chính xác, nhưng nói thầy là người đầu tiên đưa môn Karate Nhật vào Việt Nam thì cũng nên nghĩ lại. (*) Võ viện Yoseikan tại Nhật và Pháp do VS Minoru Mochizuki sáng lập. Sau chiến tranh thế giới lần II, giũa Nhật và Pháp có ký kết 1 hiệp ước văn hoá, trong đó có việc đưa các môn võ Nhật sang Pháp - vấn đề bấy giờ là chọn 1 người nhưng phải tinh thông nhiều môn võ Nhật để đi định cư (và dạy võ) ở Pháp. Để giải quyết vấn đề, võ sư Morihei Ueshiba đã đề cử một người mà ông quý trọng, đó là Minoru Mochizuki. Minoru Mochizuki (1907 - 2003) Trước đó, khi Morihei Ueshiba còn dạy môn Aikido cổ truyền (Aiki Ju Jitsu: Hiệp khí nhu thuật: AIKIBUDO: Hiệp khí võ đạo) thì Minoru Mochizuki là một trong những môn đồ xuất sắc - điều thú vị là trước khi đến với Aikibudo thì Minoru Mochizuki là môn sinh Judo đầy tài năng và chính ngài tổ sư của môn Judo đã trực tiếp gửi người học trò Minoru Mochizuki yêu quý của mình cho VS Morihei Ueshiba. Sau này, khi Morihei Ueshiba cắt bỏ những thế hiểm độc trong Aikido cổ truyền để sáng lập môn Aikido hiện đại (môn võ hoà bình) thì nhiều môn đệ ưu tú đã không nhất trí vì tiếc những kỹ thuật quý báu của Aiki Ju Jitsu, họ đã lập các hệ phái Aikido riêng để giữ gìn kỹ thuật đã học và trong số đó có Minoru Mochizuki. Nếu Shioda lập Aikido Yoshinkan (Dưỡng thần quán) thì Minoru lập võ viện Yoseikan (Dưỡng chính quán) - tại võ viện Yoseikan dạy nhiều môn võ Nhật (Judo, Karatedo, Kenjitsu, IAIDO, Aikido cổ truyền;...và để phân biệt với các nơi khác, những phân khoa ở võ viện Yoseikan được gọi theo tên của khoa kèm theo tên của viện: Karate Yoseikan, Judo Yoseikan, Aikido Yoseikan,...). Về sau VS Morihei Ueshiba không những không trách Minoru Mochizuki đã làm trái ý mình mà còn hết sức tin tưởng và tiến cử VS Minoru Mochizuki cho Hiệp hội võ thuật Nhật bản để Hiệp hội này cử VS Minoru Mochizuki sang định cư ở Pháp để dạy các môn võ Nhật theo hiệp ước văn hoá Pháp - Nhật như đã kể trên. http://traisontac.16.forumer.com/a/posts.php?topic=15&start= Cuộc đời và võ nghiệp của cố giáo sư Hồ Cẩm Ngạc Âu Vĩnh Hiền Giáo sư Hồ Cẩm Ngạc sinh năm 1923 tại Saigon, thuộc giáo phái Cao Đài, thông thạo năm ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nhật, Trung Hoa và Đức, nghề nghiệp giáo sư ngoại ngữ, và giáo sư Nhu Đạo tại bộ thanh niên. Gs Hồ Cẩm Ngạc đang hướng dẫn một thế kiếm Cha tên là Hồ Hương Hà, một thương gia sinh quán tại cố đô Huế, thông thạo bảy ngoại ngữ: Anh, Pháp, Ấn, Trung Hoa, Miên và Thái Lan. Sau một thời gian lập gia đình ở Saigon, công việc thương mại bị thua lỗ, thất bại nhiều, ông thân sinh của cố giáo sư phải đổi nghề vào làm thư ký và thông dịch viên cho Pháp Quốc Ngân Hàng tại Saigon. Trong số mười anh em, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc là huynh trưởng, đã chịu ảnh hưởng nhiều nhất ở tư chất thông minh và đức hạnh của người cha, cho nên thuở nhỏ khi còn ở ghế nhà trường, chàng thiếu niên Hồ Cẩm Ngạc đã tỏ ra là một người học trò thông minh xuất sắc và gương mẫu. Ngoài việc trau luyện văn hóa, chàng thiếu niên Hồ Cẩm Ngạc còn rất hâm mộ võ nghệ và có năng khiếu về hội họa, âm nhạc và thích đọc sách, chàng thường giao du với những bạn học giỏi võ để có dịp tập luyện. Đến năm 1935, chàng thiếu niên mới thực sự thọ giáo với một người Trung Hoa rất giỏi về quyền thuật thiếu lâm. Vị quyền sư này không ai khác hơn là một trong những người bạn của thân sinh chàng. Vì cảm mến sự thông minh và hạnh kiểm cũng như tinh thần hâm mộ võ nghệ của chàng thiếu niên, vị quyền sư đã không ngần ngại thu nhận đứa con đầu lòng của bạn thân mình làm môn đệ phái thiếu lâm. Đến năm 1940, sau khi học xong ban trung học, vì gia đình bị túng thiếu nên ông không thể tiếp tục sự học được nữa và phải vào giữ chức thư ký cho một hiệu buôn của người Nhật tại saigon. Trong suốt thời gian giúp việc tại hiệu buôn này, ông đã chứng tỏ khả năng làm việc của mình gây được sự lưu ý đặc biệt và lòng cảm mến của vị giám đốc người Nhật. Chẳng bao lâu vị giám đốc Nhật này được lệnh hồi hương. Trước khi rời khỏi Việt Nam, vị giám đốc Nhật có nhã ý mời, thanh niên Hồ Cẩm Ngạc sang Nhật làm việc với ông ta. Sau khi được sự đồng ý của song thân, chàng vội vã thu xếp hành trang, giã từ đất mẹ, sang đất nước Phù Tang của những người võ sĩ đạo. Trong những ngày đầu tiên ngỡ ngàng nơi xứ lạ, chàng thanh niên Việt Nam Hồ Cẩm Ngạc đã được giới thiệu của vị giám đốc Nhật để đến trường học Nhật ngữ và ở tại nhà ông Toshiro- Mifune. Dần dần trong cảnh sống gần gũi trong nhà, ông Toshiro rất cảm mến về đức hạnh của chàng thanh niên Việt Nam. Rồi một hôm, nhân dịp đại úy Yenkoshan, đến thăm (ông này là một sĩ quan không quân Nhật cũng là một quyền sư Karate đệ bát đẳng huyền đai và Nhu Thuật (judo) đệ nhất đẳng huyền đai). Ông Toshiro-mifune đã không ngần ngại giới thiệu chàng thanh niên Việt Nam Hồ Cẩm Ngạc để có dịp theo học võ Karate với ông này, kể từ ngày đó chàng đã thực sự ở nhà của sư phụ mình để ngày đêm gia công luyện tập Karate và trao dồi văn hóa. Vì sẵn có căn bản võ Trung Hoa, cho nên ông đã lĩnh hội những điều chỉ dạy về Karate của sư phụ mình một cách nhanh chóng. Trong thời gian thụ giáo Karate, đại úy Yenkoshan đã có lòng cảm mến người đệ tử Việt Nam này, không ngần ngại thu nhận chàng làm dưỡng tử. Mãi đến cuối năm 1942 được tin thân phụ ở xứ nhà bị bệnh nặng, chàng giã từ dưỡng phụ, hồi hương và đến đầu năm 1943 thì ông thân sinh qua đời. Kế đó Ông lại bị chính quyền Việt Minh quản thúc mất hai mươi ngày vì ở ngoại quốc mới về. Đến cuối năm 1943, ông Hồ Cẩm Ngạc được thư của dưỡng phụ là đại úy Yenko gọi sang Nhật. Ông nhờ dưỡng phụ vào vận động cho ông được gia nhập vào ngành không quân Nhật Bản. Chính nhờ ở trong ngành không quân mà ông đã có dịp chu du tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong suốt thời gian sinh sống tại Nhật Bản, Ông đã theo học Nhu Đạo tại viện Kodokan (Đông Kinh), ngoài ra ông còn được thụ giáo với các võ sư cao cấp Nhật Bản về những môn: Karate do (không thủ đạo), aikido (hiệp khí đạo) kendo (kiếm đạo) với kết quả như sau: Môn Nhu Đạo (judo) với cấp bậc huyền đai nhị đẳng (và được thăng lên đệ tam đẳng trong thời gian hoạt động Nhu Đạo ở Việt Nam). Môn Không Thủ Đạo (Karatedo) với cấp bậc huyền đai đệ tam đẳng. Môn Hiệp Khí Đạo (Aikido) huyền đai đệ nhị đẳng. Môn Kiếm Đạo (kendo) huyền đai đệ tứ đẳng. Đầu năm 1947, ông Hồ Cẩm Ngạc được thăng cấp trung úy và sau đó ông được phép giải ngũ theo đơn xin của ông để ra khỏi ngành không quân Nhật rồi giã từ dưỡng phụ, trở về đất tổ. Năm 1948, ông cùng với vài người bạn thành lập một đoàn hát cải lương, ca kịch lấy hiệu đoàn “Xuân Thu”. Ông phụ trách phần đạo diễn và soạn giả viết tuồng hát. Đoàn hát Xuân Thu hoạt động được hai năm đến năm 1949 thì bị rã gánh vì tài chánh eo hẹp. Ngoài ra ông còn là tác giả của những họa phẩm sơn dầu lấy hiệu là Xuân Thu và cũng là một biên tập viên biên soạn và bình luận về truyện Tàu và giữ các mục khảo cứu võ thuật trong các báo như “Đuốc Tuệ” báo vào năm 1948-1949, báo “Đại Chúng” trong năm 1960-1963. Ông còn là tác giả quyển “Nhu Đạo Tạp Phương” xuất bản năm 1945. Đầu năm 1950, ông ra Vũng Tàu theo lời mời của một Pháp kiều để cùng hợp tác mở phòng tập Nhu Đạo, nhưng chương trình bất thành. Sau đó ông thành lập phòng tập Nhu Đạo đầu tiên tại tư gia xóm Rạch Đông, đường Công Lý (Phú Nhuận – Saigon) để huấn luyện một số môn sinh có thiện chí theo luyện tập (vì lúc bấy giờ môn Nhu Đạo chưa được phổ biến mạnh tại Việt Nam). Ông là một trong những người đầu tiên đẩy mạnh phong trào thanh thiếu niên Nhu Đạo Việt Nam. Cuối năm 1950, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc nhận được thơ mời của bộ Thanh Niên và Thể Thao tổ chức phòng tập Nhu Đạo tại số 75 Phan Đình Phùng (Saigon) – (Sân vận động Phan Đình Phùng), do một người bạn có thẩm quyền tại bộ thanh niên biết được giáo sư có thực tài về môn Nhu Đạo. Phòng tập Nhu Đạo tại sân vận động Phan Đình Phùng đã thu hút được một số rất lớn thanh thiếu niên Đô Thành đến tập Nhu Đạo cũng như học sinh các trường trung học công lập Saigon đều được gởi đến, số học sinh đáng kể nhất là trường kỹ thuật Cao Thắng, và trường thực nghiệp Nguyễn Trường Tộ. Ngoài ra, giáo sư còn huấn luyện một “đoàn biểu diễn võ thuật” gồm những võ sinh cao cấp có khả năng và thiện chí đi khắp các tỉnh trình diễn môn Nhu Đạo cùng với các môn Không Thủ Đạo, Hiệp Khí Đạo, kiếm Đạo và Đô Vật. Đoàn biểu diễn này gây được tiếng vang Nhu Đạo đúng theo ý nguyện của giáo sư. Đến năm 1955, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc là một trong những người sáng lập “Việt Nam Nhu Đạo Thân Thiện Hội” (sáng lập viên gồm có giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, Đốc công Cảnh, Nguyễn Phú Bu, giáo sư Phan Văn Quan, giáo sư Phạm Lợi, ông Lê Văn Châu). Trụ sở của hội lúc bấy giờ đặt tại số 75 Phan Đình Phùng. Gs. Hồ Cẩm Ngạc giới thiệu đoàn Judo biễu diễn năm 1958 Đầu năm 1961, sau mười một năm hoạt động, phòng tập Nhu Đạo được di chuyển về trung tâm sinh hoạt Thanh Niên (khu Đại thế giới cũ- Chợ Lớn), nơi đây phòng tập khá rộng rãi cho nên số võ sinh gia tăng mạnh mẽ. Phụ tá HLV Lê Hữu Phước và Thịnh Đức Phú. Giữa năm 1962, giáo sư lập thêm một phòng tập Nhu Đạo khá rộng rãi tại khu đất góc đường Duy Tân Hồng Thập Tự (bây giờ là trụ sở tổng hội sinh viên) phòng Nhu Đạo này do HLV Lê Hữu Phước hướng dẫn được hơn một năm. Cũng nên biết rằng anh Lê Hữu Phước đã là một HLV đai đen có công rất lớn trong nhiều năm phụ tá HLV Nhu Đạo với giáo sư Hồ Cẩm Ngạc tại phòng tập Phan Đình Phùng. Đồng thời giáo sư còn thành lập một phòng tập Nhu Đạo tại khu thể thao tỉnh Gia Định do bào đệ Hồ Châu Bội hướng dẫn. Đầu năm 1963, giáo sư còn phụ trách thêm một phòng Nhu Đạo tại Nha Kiến Thiết kế Đô thị đường dành riêng cho nhân viên tại đây tập luyện, trong thời gian này giáo sư cùng với ông Trần Bá Biện đứng ra sáng lập Hội Nhu Đạo Sơn Điền. Cuối năm 1963 giáo sư thành lập một lớp Nhu Đạo tại sở thanh niên Đô Thành góc Hai Bà Trưng- Hồng Thập Tự do hai huấn luận viên Thịnh Đức Phú và Lưu Kế Viễn hướng dẫn. Đầu năm 1964, phòng tập Nhu Đạo tại chi thanh niên quận 6 Chợ Lớn khánh thành do hai HLV Âu Vĩnh Hiền và Bùi Văn Lộc hướng dẫn. Đầu năm 1965, phòng tập tại sân vận động Cộng Hòa hoạt động được ba tháng thì giáo sư tử nạn nên số võ sinh này được sát nhập vào phòng Nhu Đạo tại chi thanh niên quận 6. Hơn nữa, tại các tỉnh Định Tường, Tây Ninh, Long Xuyên, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Phan Rang… giáo sư đều có gởi cán bộ đai đen đến phụ trách những phòng tập Nhu Đạo do giáo sư sáng lập làm chi nhánh cho Hội Sơn Điền. Trong 1 lần biểu diễn Trong suốt nhiều năm hoạt động Nhu Đạo giáo sư đã hướng dẫn trên mười ngàn thanh niên Nhu Đạo và đã đào tạo được một số lớn HLV đai đen đa số phục vụ trong quân đội. Thế rồi ! định mệnh đã an bài cho cuộc đời của giáo sư, phủi sạch nợ trần để trở về với cát bụi vào lúc 9h30 sáng ngày 01-3-65 để cứu lấy mạng sống của hai vị linh mục trong một tai nạn xe cộ tại ngã tư đường Hiền Vương và Bà Huyện Thanh Quang (Saigon). http://www.aiki-viet.com.vn/oaihung-vn/mldocument.2007-07-22.1053430412

Tổ Đường HỒ CẨM NGẠC

;
Hồ Cẩm Ngạc (1923-1965)
Giáo sư Hồ Cẩm Ngạc sinh năm 1923 tại Saigon, thuộc giáo phái Cao Đài, thông thạo năm ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nhật, Trung Hoa và Đức, nghề nghiệp giáo sư ngoại ngữ, và giáo sư Nhu Đạo tại bộ thanh niên. Cha tên là Hồ Hương Hàng, một thương gia sinh quán tại cố đô Huế, thông thạo bảy ngoại ngữ: Anh, Pháp, Ấn, Trung Hoa, Miên và Thái Lan. Sau một thời gian lập gia đình ở Saigon, công việc thương mại bị thua lỗ, thất bại nhiều, ông thân sinh của cố giáo sư phải đổi nghề vào làm thư ký và thông dịch viên cho Pháp Quốc Ngân Hàng tại Saigon. Trong số mười anh em, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc là huynh trưởng, đã chịu ảnh hưởng nhiều nhất ở tư chất thông minh và đức hạnh của người cha, cho nên thuở nhỏ khi còn ở ghế nhà trường, chàng thiếu niên Hồ Cẩm Ngạc đã tỏ ra là một người học trò thông minh xuất sắc và gương mẫu.
Ngoài việc trau luyện văn hóa, chàng thiếu niên Hồ Cẩm Ngạc còn rất hâm mộ võ nghệ và có năng khiếu về hội họa, âm nhạc và thích đọc sách, chàng thường giao du với những bạn học giỏi võ để có dịp tập luyện.
Đến năm 1935, chàng thiếu niên mới thực sự thọ giáo với một người Trung Hoa rất giỏi về quyền thuật thiếu lâm. Vị quyền sư này không ai khác hơn là một trong những người bạn của thân sinh chàng. Vì cảm mến sự thông minh và hạnh kiểm cũng như tinh thần hâm mộ võ nghệ của chàng thiếu niên, vị quyền sư đã không ngần ngại thu nhận đứa con đầu lòng của bạn thân mình làm môn đệ phái thiếu lâm.
Đến năm 1940, sau khi học xong ban trung học, vì gia đình bị túng thiếu nên ông không thể tiếp tục sự học được nữa và phải vào giữ chức thư ký cho một hiệu buôn của người Nhật tại saigon. Trong suốt thời gian giúp việc tại hiệu buôn này, ông đã chứng tỏ khả năng làm việc của mình gây được sự lưu ý đặc biệt và lòng cảm mến của vị giám đốc người Nhật. Chẳng bao lâu vị giám đốc Nhật này được lệnh hồi hương.
Trước khi rời khỏi Việt Nam, vị giám đốc Nhật có nhã ý mời, thanh niên Hồ Cẩm Ngạc sang Nhật làm việc với ông ta.
Sau khi được sự đồng ý của song thân, chàng vội vã thu xếp hành trang, giã từ đất mẹ, sang đất nước Phù Tang của những người võ sĩ đạo.
Trong những ngày đầu tiên ngỡ ngàng nơi xứ lạ, chàng thanh niên Việt Nam Hồ Cẩm Ngạc đã được giới thiệu của vị giám đốc Nhật để đến trường học Nhật ngữ và ở tại nhà ông Toshiro- Mifune. Dần dần trong cảnh sống gần gũi trong nhà, ông Toshiro rất cảm mến về đức hạnh của chàng thanh niên Việt Nam. Rồi một hôm, nhân dịp đại úy Yenkoshan, đến thăm (ông này là một sĩ quan không quân Nhật cũng là một quyền sư Karate đệ bát đẳng huyền đai và Nhu Thuật (judo) đệ nhất đẳng huyền đai). Ông Toshiro-mifune đã không ngần ngại giới thiệu chàng thanh niên Việt Nam Hồ Cẩm Ngạc để có dịp theo học võ Karate với ông này, kể từ ngày đó chàng đã thực sự ở nhà của sư phụ mình để ngày đêm gia công luyện tập Karate và trao dồi văn hóa. Vì sẵn có căn bản võ Trung Hoa, cho nên ông đã lĩnh hội những điều chỉ dạy về Karate của sư phụ mình một cách nhanh chóng. Trong thời gian thụ giáo Karate, đại úy Yenkoshan đã có lòng cảm mến người đệ tử Việt Nam này, không ngần ngại thu nhận chàng làm dưỡng tử.
Mãi đến cuối năm 1942 được tin thân phụ ở xứ nhà bị bệnh nặng, chàng giã từ dưỡng phụ, hồi hương và đến đầu năm 1943 thì ông thân sinh qua đời. Kế đó Ông lại bị chính quyền Việt Minh quản thúc mất hai mươi ngày vì ở ngoại quốc mới về.
Đến cuối năm 1943, ông Hồ Cẩm Ngạc được thư của dưỡng phụ là đại úy Yenko gọi sang Nhật. Ông nhờ dưỡng phụ vào vận động cho ông được gia nhập vào ngành không quân Nhật Bản. Chính nhờ ở trong ngành không quân mà ông đã có dịp chu du tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong suốt thời gian sinh sống tại Nhật Bản, Ông đã theo học Nhu Đạo tại viện Kodokan (Đông Kinh), ngoài ra ông còn được thụ giáo với các võ sư cao cấp Nhật Bản về những môn: Karate do (không thủ đạo), aikido (hiệp khí đạo) kendo (kiếm đạo) với kết quả như sau:
Môn Nhu Đạo (judo) với cấp bậc huyền đai nhị đẳng (và được thăng lên đệ tam đẳng trong thời gian hoạt động Nhu Đạo ở Việt Nam).
Môn Không Thủ Đạo (Karatedo) với cấp bậc huyền đai đệ tam đẳng.
Môn Hiệp Khí Đạo (Aikido) huyền đai đệ nhị đẳng.
Môn Kiếm Đạo (kendo) huyền đai đệ tứ đẳng.
Đầu năm 1947, ông Hồ Cẩm Ngạc được thăng cấp trung úy và sau đó ông được phép giải ngũ theo đơn xin của ông để ra khỏi ngành không quân Nhật rồi giã từ dưỡng phụ, trở về đất tổ.
Năm 1948, ông cùng với vài người bạn thành lập một đoàn hát cải lương, ca kịch lấy hiệu đoàn “Xuân Thu”. Ông phụ trách phần đạo diễn và soạn giả viết tuồng hát. Đoàn hát Xuân Thu hoạt động được hai năm đến năm 1949 thì bị rã gánh vì tài chánh eo hẹp.
Ngoài ra ông còn là tác giả của những họa phẩm sơn dầu lấy hiệu là Xuân Thu và cũng là một biên tập viên biên soạn và bình luận về truyện Tàu và giữ các mục khảo cứu võ thuật trong các báo như “Đuốc Tuệ” báo vào năm 1948-1949, báo “Đại Chúng” trong năm 1960-1963. Ông còn là tác giả quyển “Nhu Đạo Tạp Phương” xuất bản năm 1945.
Đầu năm 1950, ông ra Vũng Tàu theo lời mời của một Pháp kiều để cùng hợp tác mở phòng tập Nhu Đạo, nhưng chương trình bất thành. Sau đó ông thành lập phòng tập Nhu Đạo đầu tiên tại tư gia xóm Rạch Đông, đường Công Lý (Phú Nhuận – Saigon) để huấn luyện một số môn sinh có thiện chí theo luyện tập (vì lúc bấy giờ môn Nhu Đạo chưa được phổ biến mạnh tại Việt Nam). Ông là một trong những người đầu tiên đẩy mạnh phong trào thanh thiếu niên Nhu Đạo Việt Nam.
Cuối năm 1950, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc nhận được thơ mời của bộ Thanh Niên và Thể Thao tổ chức phòng tập Nhu Đạo tại số 75 Phan Đình Phùng (Saigon) – (Sân vận động Phan Đình Phùng), do một người bạn có thẩm quyền tại bộ thanh niên biết được giáo sư có thực tài về môn Nhu Đạo. Phòng tập Nhu Đạo tại sân vận động Phan Đình Phùng đã thu hút được một số rất lớn thanh thiếu niên Đô Thành đến tập Nhu Đạo cũng như học sinh các trường trung học công lập Saigon đều được gởi đến, số học sinh đáng kể nhất là trường kỹ thuật Cao Thắng, và trường thực nghiệp Nguyễn Trường Tộ. Ngoài ra, giáo sư còn huấn luyện một “đoàn biểu diễn võ thuật” gồm những võ sinh cao cấp có khả năng và thiện chí đi khắp các tỉnh trình diễn môn Nhu Đạo cùng với các môn Không Thủ Đạo, Hiệp Khí Đạo, kiếm Đạo và Đô Vật. Đoàn biểu diễn này gây được tiếng vang Nhu Đạo đúng theo ý nguyện của giáo sư. Đến năm 1955, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc là một trong những người sáng lập “Việt Nam Nhu Đạo Thân Thiện Hội” (sáng lập viên gồm có giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, Đốc công Cảnh, Nguyễn Phú Bu, giáo sư Phan Văn Quan, giáo sư Phạm Lợi, ông Lê Văn Châu). Trụ sở của hội lúc bấy giờ đặt tại số 75 Phan Đình Phùng.
Đầu năm 1961, sau mười một năm hoạt động, phòng tập Nhu Đạo được di chuyển về trung tâm sinh hoạt Thanh Niên (khu Đại thế giới cũ- Chợ Lớn), nơi đây phòng tập khá rộng rãi cho nên số võ sinh gia tăng mạnh mẽ. Phụ tá HLV Lê Hữu Phước và Thịnh Đức Phú.
Giữa năm 1962, giáo sư lập thêm một phòng tập Nhu Đạo khá rộng rãi tại khu đất góc đường Duy Tân Hồng Thập Tự (bây giờ là trụ sở tổng hội sinh viên) phòng Nhu Đạo này do HLV Lê Hữu Phước hướng dẫn được hơn một năm. Cũng nên biết rằng anh Lê Hữu Phước đã là một HLV đai đen có công rất lớn trong nhiều năm phụ tá HLV Nhu Đạo với giáo sư Hồ Cẩm Ngạc tại phòng tập Phan Đình Phùng. Đồng thời giáo sư còn thành lập một phòng tập Nhu Đạo tại khu thể thao tỉnh Gia Định do bào đệ Hồ Châu Bội hướng dẫn.
Đầu năm 1963, giáo sư còn phụ trách thêm một phòng Nhu Đạo tại Nha Kiến Thiết kế Đô thị đường dành riêng cho nhân viên tại đây tập luyện, trong thời gian này giáo sư cùng với ông Trần Bá Biện đứng ra sáng lập Hội Nhu Đạo Sơn Điền.
Cuối năm 1963 giáo sư thành lập một lớp Nhu Đạo tại sở thanh niên Đô Thành góc Hai Bà Trưng- Hồng Thập Tự do hai huấn luận viên Thịnh Đức Phú và Lưu Kế Viễn hướng dẫn. Đầu năm 1964, phòng tập Nhu Đạo tại chi thanh niên quận 6 Chợ Lớn khánh thành do hai HLV Âu Vĩnh Hiền và Bùi Văn Lộc hướng dẫn.
Đầu năm 1965, phòng tập tại sân vận động Cộng Hòa hoạt động được ba tháng thì giáo sư tử nạn nên số võ sinh này được sát nhập vào phòng Nhu Đạo tại chi thanh niên quận 6.
Hơn nữa, tại các tỉnh Định Tường, Tây Ninh, Long Xuyên, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Phan Rang… giáo sư đều có gởi cán bộ đai đen đến phụ trách những phòng tập Nhu Đạo do giáo sư sáng lập làm chi nhánh cho Hội Sơn Điền.
Trong suốt nhiều năm hoạt động Nhu Đạo giáo sư đã hướng dẫn trên mười ngàn thanh niên Nhu Đạo và đã đào tạo được một số lớn HLV đai đen đa số phục vụ trong quân đội.
Thế rồi định mệnh đã an bài cho cuộc đời của giáo sư, phủi sạch nợ trần để trở về với cát bụi vào lúc 9h30 sáng ngày 01-5-65 để cứu lấy mạng sống của hai vị linh mục trong một tai nạn xe cộ tại ngã tư đường Hiền Vương và Bà Huyện Thanh Quan (Saigon).