Chief instructor Karate Yamadakai
Renshi Hồ Hoàng Khánh
Phiên dịch
Okinawa là nơi phát sinh ra Karate, tuy nhiên có nhiều sự giải thích khác nhau và cũng có nhiều truờng phái được dạy bởi những vị thầy khác nhau, thậm chí có những được huấn luyện ảnh hưởng sâu đậm theo tập quán địa phương và truyền thống gia đình từ thế hệ nầy đến thế hệ kia.
Renshi Hồ Hoàng Khánh
Phiên dịch
Okinawa là nơi phát sinh ra Karate, tuy nhiên có nhiều sự giải thích khác nhau và cũng có nhiều truờng phái được dạy bởi những vị thầy khác nhau, thậm chí có những được huấn luyện ảnh hưởng sâu đậm theo tập quán địa phương và truyền thống gia đình từ thế hệ nầy đến thế hệ kia.
Tuy nhiên xu hướng lịch sử phát triển Karate Okinawa thực sự chỉ có hai trường phái chính:
1- Trường phái Shuri-Te (Thủ Lý Thủ). 2- Trường phái Naha-Te (Na Bá Thủ).
Naha-Te chủ yếu phát triển chung quanh các hải cảng lớn và trung tâm thương nghiệp thuộc thành phố Naha. Kỹ thuật được sống mãi đến ngày hôm nay là do sự truyền bá của các vị thầy như: Sakiyama (b.1819), Araki Kamadeunchu (1840-1920) và Karyo Higashionna (1851-1915).
Trường phái Naha cuối cùng trở thành trường phái Shorei-ryu (Chiêu Linh Lưu); Goju-ryu (Cương Nhu Lưu) và Uechi (Thiên Địa Lưu), những trường phái nầy được xem là tân Không thủ đạo Okinawa.
Trong khi đó Shuri-Te tập trung phát triển tại thành phố Shuri, Shuri là thành phố của Okinawa vì vậy nơi nầy Vua và hoàng tộc sinh sống cho nên những khóa huấn luyện thường do những võ sĩ Samurai tổ chức nên kỹ thuật shuri-Te "dứt khoát" và "dũng mãnh", Shuri-Te sau nầy phát triển thành Shorin-ryu (Thiếu Lâm Lưu).
So sánh kỹ thuật giữa Shuri-Te và Naha-Te hơi khác biệt về lý thuyết tuy nhiên hai trường phái nầy đều phát nguồn từ võ thuật Trung Hoa mà ra. Về lý thuyết Naha-Te dựa theo triết lý củ Lão giáo (Taoist) nên nhấn mạnh "hơi thở" (Kiko=khí công) để kiểm soát năng lực bên trong cơ thể rồi từ đó "vận khí" để phát lực ra ngoài đòn đánh.Với chủ thuyết nầy nên trường phái Naha-Te kỹ thuật đỡ (Uke) rất chắc chắn và phản đòn chính xác vào mục tiêu. Cò về thân pháp khi di chuyển thường hình vòng cung.
Trong khi đó Shuri-Te thì ảnh hưởng quyền pháp Thiếu Lâm (Shaolin Kempo) nên kỹ thuật thường rất nhanh, dứt khoát và công nhiều hơn thủ. còn thân pháp khi di chuyển thường đường thẳng thay vì hình vòng cung như Naha-Te.
So sánh kỹ thuật giữa Shuri-Te và Naha-Te hơi khác biệt về lý thuyết tuy nhiên hai trường phái nầy đều phát nguồn từ võ thuật Trung Hoa mà ra. Về lý thuyết Naha-Te dựa theo triết lý củ Lão giáo (Taoist) nên nhấn mạnh "hơi thở" (Kiko=khí công) để kiểm soát năng lực bên trong cơ thể rồi từ đó "vận khí" để phát lực ra ngoài đòn đánh.Với chủ thuyết nầy nên trường phái Naha-Te kỹ thuật đỡ (Uke) rất chắc chắn và phản đòn chính xác vào mục tiêu. Cò về thân pháp khi di chuyển thường hình vòng cung.
Trong khi đó Shuri-Te thì ảnh hưởng quyền pháp Thiếu Lâm (Shaolin Kempo) nên kỹ thuật thường rất nhanh, dứt khoát và công nhiều hơn thủ. còn thân pháp khi di chuyển thường đường thẳng thay vì hình vòng cung như Naha-Te.
Trên thực tế ngoài hai trường phái Naha và Shuri cò có thêm trường phái thứ ba là Tomari-Te (Bạc Thủ), trường phái nầy phát triển tại làng Tomari, làng nầy rất gần Shuri nên kỹ thuật và lối đánh ảnh hưởng rất nhiều Shuri. Có một điểm đặc biệt dân làng Tomari là Nông và Ngư dân trong thời gian các lãnh chúa cấm người dân Okinawa sử dụng vủ khí bén nhọn vì sợ người dân chống đối, vì lý do nầy dân Tomari sáng tạo vủ khí trá hình làm từ những dụng cụ nông nghiệp như Nunchaku (côn nhị khúc: kẹp đập lúa), Tuifa (tay cầm của cối xay), Kama (liềm cắt lúa), dụng cụ ngư nghiệp như kiếm "Sai" (chỉa ba đâm cá) để tự vệ và chiến đấu khi hửu dụng.
Sau nầy những loại vủ khí nầy được sử dụng và quảng bá rộng rãi thành hệ thống của trường phái Kobudo (Cổ võ đạo) được huấn luyện trong Karate Okinawa. Vì quá gần Shuri nên cuối cùng Tomari bị đồng hóa và sát nhập vào trường phái Shuri-Te.
Để đi vào chi tiết sự phát triển Karate Okinawa thì Choji Choken còn được gọi là "Daijo" là người đóng góp lịch sử Karate Okinawa sớm nhất, ông ta truyền bá vào năm 1600-1700, mãi đến khi Kanga Sakugawa (1733-1815) còn gọi Tode Sakugawa từ Trung Hoa trở về Okinawa huấn luyện sau thời gian học Kempo (quyền pháp) ở Trung Hoa. Năm 1756, Sakugawa được một phái viên quân sự người Trung Hoa tên Kong shu Kung còn gọi (Kusanku) là một quyền sư rất nổi tiếng về kỹ thuật chiến đấu và đã hướng dẩn Sakugawa phương pháp cận chiến với cú đấm ngữa (Ura-zuki), đây là một kỹ thuật đánh nhập nội rất công hiệu mà mục tiêu thường là phía trước hoặc cạnh sườn của đối phương, và cũng trong thời gian nầy Kusanku đã giới thiệu và quãng bá hầu hết những kỹ thuật chiến đấu của người Trung Hoa gọi là Tode (Đường thủ) người Okinawa gọi là "Kumiai Jutsu" (kỹ thuật chiến đấu phối hợp nhu thuật).
Trong thời gian huấn luyện Kusanku có những môn sinh như: Kanga Sakugawa, Chatan Yara và Shionja trong ba môn sinh nầy Sakugawa là người giỏi nhất và cũng là người Okinawa đầu tiên dạy Karate với hệ thống kỹ thuật và quyền pháp phối hợp giữa Tode và Shuri-Te để rồi chính thức trở thành Karate Okinawa.
Khi Kusanku trở về Trung Hoa ông ta để lại cho người Okinawa bài quyền nổi tiếng mang tên ông là "Kusanku".
Kanga Sakugawa trong thời gian huấn luyện ở Okinawa có bốn môn sinh xuất sắc là: Bushi Ukuda, Makabe Chukun, Bushi Matsumoto tuy nhiên môn sinh cuối cùng nổi tiếng nhất là Sokon Matsumura Seito (1797-1889).
Matsumura Seito làm vệ sĩ cho vua "Sho" và là huấn luyện viên trưởng võ thuật của triều đình Okinawa, khoảng 1830 ông sang Foochowin thuộc tỉnh Phúc Kiến-Trung Hoa để học võ công và vủ khí thuộc trường phái Thiếu Lâm, sau đó trở về Okinawa sáng lập trường phái Shorin-ryu (Thiếu Lâm Lưu), với trường phái rất nổi tiếng về chiến đấu. Ông cũng đã tổ chức một hệ thống quyền pháp phối hợp giữa Shuri-Te và Shaolin rất tin cậy và được ứng dụng cho đến ngày hôm nay.
Tuy nhiên có vài sự nghiên cứu lịch sử Karate-do cho rằng trên thực tế người chịu trách nhiệm và có công truyền đạt Shorin-ryu do truyền nhân của Matsumura Seito là Itosu Yasutsune Anko (1830-1915).
Trong hệ thống quyền pháp Shorin Matsumura Seito gồm có những bài nổi tiếng như: Naihanchi (Nội Bộ Địa), Passai (Bạt Trại), Seisan (Thập Tam), Chito (Đông Chiến), Gojushiho (Ngủ Thập Tứ Bộ), Kusanku (Công Tướng Quân) và Hakutsuru (Hạc quyền). Và hệ thống quyền nầy xem như là tiền thân kỹ thuật của các trường phái đương đại như Shotokan-ryu, Shito-ryu làm kim chỉ nam để luyện tập, thậm chí cả trường phái Taekwondo của Đại Hàn cũng ảnh hưởng rất nhiều Shorin Matsumura Seito bởi vì tướng Choi Hong Hi trong thời gian học cao đẳng tại Kyoto đã học Karate thuộc trường phái Shotokan và sau đó trở về đại Hàn sáng lập ra trường phái Taekwondo (Túc Quyền Đạo hoặc Thái Cực Đạo).
Trong Shorin Matsumura Seito sau nầy được thành lập thêm một chi phái nhỏ quãng bá không rộng rãi lắm được mang tên "Shorin Matsumura chính thống" do Hohan Soken học từ gia đình Matsumura Seito sáng lập.
Hohan Soken (1889-1982) bắt đầu học Shorin-ryu năm 13 tuổi dưới sự hướng dẩn người cậu của ông là Matsumura Nabe một trong những thành viên trong gia đình Matsumura Seito.
Sau 10 năm huấn luyện của Matsumura Nabe, Hohan Soken đã học được những kỹ thuật căn bản Shorin-ryu và phương pháp luyện Hạc quyền (Hakutsuru) làm sao đạt được tiêu chuẩn hoàn chỉnh.
Theo Hohan Soken muốn đạt tiêu chuẩn nầy ông phải được thực hành những động tác căn bản về thăng bằng trên tấm ván nằm trên mặt nước vừa đủ để chịu sức nặng cơ thể của ông.
Tóm lại Shorin-ryu từ khi Sokon Matsumura seito Phát triển ảnh hưởng rất nhiều của trường phái Shaolin Kempo (Thiếu Lâm Tự) nên Shorin-ryu lúc nầy gọi là "Thiếu Lâm Lưu"
Với sự phát triển từ Shuri-Te trở thành Shorin Matsumura Seito qua những vị thầy tiên phong đã đóng góp những kỹ thuật tinh hoa vào kho tàng võ thuật Okinawa vào thời điểm nầy rất quan trong.
Tuy nhiên shorin-ryu không ngừng phát triển tại đây và đã hệ thống hóa kỹ thuật cũng như quyền pháp (Kata) để thích hợp với thế giới hiện đại và cuối cùng phân ra ba nhánh làm tác động mạnh hầu hết các trường phái Karate hiện nay như: Shotokan-ryu (Tùng Đào Lưu), Shito-ryu (Ti Đông Lưu), Wado-ryu (Hòa Đạo Lưu), Kyokushikai (Cực Chân Hội)...
Ba nhánh Shorin-ryu hiện nay với hệ thống quyền pháp gồm có: 6 bài Kihon (Căn bản), 2 bài Fukyugata (Phổ thông quyền) và 16 bài như: 3 bài Naihanchi, 5 bài Pinan, Passai, Chinto, Kusanku, Jion, Seisan....Hệ thống quyền nầy cũng được dùng thi đấu chính thức trên thế giới.
Shugoro Nakazato Hohan Soken
BA NHÁNH SHORIN XUẤT PHÁT TỪ SHORIN MATSUMURA SEITO
1- Shobayashi-ryu (Tiểu Lâm lưu) được giãng dạy và thành lập bởi Chotoku Kyan, ông là môn sinh nổi tiếng của Itosu Yasutsune Anko.
2- Kobayashi-ryu (Tiểu Lâm Lưu) được thành lập năm 1933 bởi Sensei Choshin Chibana, ông cũng là môn sinh của Itosu Yatsusune Anko. Chủ trương kỹ thuật chiến đấu (Kumite) của Shorin Kobayashi dùng ngoại công làm chủ động với tốc độ và phát lực ngay lập tức vào đối phương.
Sau khi Choshin Chibana qua đời Hanshi Shugoro Nakazato thay thế điều khiển đến hiện nay.
3- Matsubayashi-ryu (Tùng LâmLưu) trường phái nầy do Sensei Shoshin Nagamine thành lập năm 1947 ông là môn sinh xuất sắc của Chotoku Kyan.
Trong ba nhánh Shorin Shobayashi, Kobayashi và Matsubayashi thì hệ thống quyền pháp của Matsubayashi hơi khác với hai nhánh Shobayashi và Kobayashi..
Nói tóm lại sự phát triển gồm có hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ Kanga Sakugawa(1733-1815), Sokon Matsumura Seito (1792-1887) và Itosu Yasutsune Anko (1830-1915).
Giai đoạn hai từ thời Chotoku Kyan,Choshin Chibana và Shoshin Nagamine vào giai đoạn nầy Shorin-ryu được xem là thời đại tân Không thủ đạo Okinawa, cũng như chuyển đổi từ Shuri-Te thành Shorin-ryu cho đến ngày hôm nay.
Thẻ tam đẳng huyền đai Shorin-ryu Matsumura Seito
của VS Hồ Hoàng Khánh
được cấp năm 1972 từ VS Theodor G. Lange
C¸c b¹n cã thÓ tham kh¶o kü thuËt vµ quyÒn ph¸p qua cuèn s¸ch Okinawan Karate-Do Shorin-ryu cña Renshi Hå Hoµng Kh¸nh ®uîc xuÊt b¶n n¨m 2009 t¹i Canada vµ USA.